Phương pháp Tháp học tập và những điều có thể bạn chưa biết

Casalink 24 Th10, 2023
Phương pháp Tháp học tập và những điều có thể bạn chưa biết - Casalink

Tháp học tập (Learning Pyramid) được đưa ra bởi nhà giáo dục Mỹ Edgar Dale vào năm 1940. Đây là một công cụ hữu ích để người xem tìm hiểu và áp dụng vào phương pháp học tập của bản thân.

Vậy Learning Pyramid là gì? Tại sao lại nên học theo phương pháp này? Hãy cùng Casalink tìm hiểu về bài viết dưới đây.

1. Tháp học tập là gì?

Nói một cách dễ hiểu, mô hình tháp học tập miêu tả cách và mức độ hiệu quả của con người trong việc học và ghi nhớ thông tin. Từ đó, chúng ta có thể xây dựng phương pháp học tập phù hợp nhất với bản thân.

Mô hình tháp học tập được chia theo các tầng ứng với mức độ hiệu quả tăng dần:

  • Nghe
  • Đọc
  • Nghe và nhìn
  • Thuyết trình
  • Thảo luận
  • Thực hành
  • Dạy lại cho người khác

>> Xem thêm: Tất tần tật về phát âm và đánh vần trong tiếng Anh

2. Vai trò của tháp học tập

Mô hình Tháp học tập đóng vai trò rất quan trọng và được áp dụng trong chương trình học của nhiều nước trên thế giới. Dưới đây là một số điểm mạnh của mô hình này:

  • Tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức: mô hình chú trọng tới việc thực hành nên người học sẽ dễ dàng ghi nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức đã được học
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp và phản biện: thông qua hoạt động trao đổi, tranh luận và dạy lại kiến thức cho người khác, người học sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và phản biện.
  • Tạo môi trường học tập chủ động, tăng tương tác với bạn học: Đây cũng là một điểm mạnh khi mô hình này yêu cầu người học phải chủ động trao đổi với người khác.
  • Đề cao sự chia sẻ thông tin: Trao đổi, thảo luận và dạy lại cho người khác là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền đạt thông tin tới mọi người.

3. Các tầng trong tháp học tập

3.1 Nghe (Tỷ lệ tiếp thu 5%)

Tầng đầu tiên của mô hình là Nghe. Tại tầng này, quá trình học tập được tiếp thu thông qua các bài giảng trên lớp. mặc dù tỷ lệ ghi nhớ chỉ ở khoảng 5% nhưng đây vẫn được xem là bước quan trọng trong việc cung cấp kiến thức nền tảng

Để tối ưu hóa việc giảng dạy, giáo viên và giảng viên cần đa dạng hóa trải nghiệm học tập không chỉ dừng lại ở mức nghe giảng.

3.2 Đọc (Tỷ lệ tiếp thu 10%)

Tầng thứ 2 là đọc. Tại tầng này, quá trình học tập chú trọng vào việc bổ sung kiến thức thông qua việc đọc sách, đọc tài liệu liên quan đến chủ đề học. 

Để tối ưu hóa việc tiếp thu kiến thức, người đọc nên kết hợp với việc ghi chú, tóm tắt và thảo luận lại những nội dung quan trọng.

>> Xem thêm: 7 website luyện nói tiếng Anh hiệu quả mà bạn nên biết

3.3 Nghe và nhìn (Tỷ lệ tiếp thu 20%)

Tầng “Nghe và nhìn” là tầng thứ 3 trong tháp học tập. Quá trình học tập của tầng này tập trung vào việc sử dụng các phương tiện như video, podcast và hình ảnh để truyền đạt kiến thức.

Việc sử dụng đồng thời cả âm thanh và hình ảnh tạo một môi trường học tập đa trải nghiệm, kích thích tư duy ở não bộ. Điều này giúp học viên hiểu sâu và có mối liên kết với những kiến thức được học

3.4 Thuyết trình (Tỷ lệ tiếp thu 30%)

Tại tầng này, người học sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để thực hành việc thuyết trình trước đám đông. Đây cũng là bước đầu tiên liên kết kiến thức và thực tế, tạo ra một trải nghiệm học tập sâu sắc và thú vị.

3.5 Thảo luận nhóm (Tỷ lệ tiếp thu 50%)

Tầng “Thảo luận nhóm” đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi và tiếp thu kiến thức. Tại tầng này, việc thảo luận sẽ mở ra nhiều góc nhìn khác nhau về một chủ đề, tạo sự tương tác và khám phá kiến thức sâu hơn.

Thông qua việc thảo luận nhóm, học viên sẽ có cơ hội được chia sẻ quan điểm của mình, nghe và hiểu ý kiến của người khác.

3.6 Thực hành (Tỷ lệ tiếp thu 75%)

Tầng 6 trong tháp học tập là việc thực hành. Bởi kiến thức là để áp dụng cho việc thực hành nên đây là bước rất quan trọng.

Thông qua các tầng trên, học viên đã nắm chắc kiến thức căn bản và có cơ hội áp dụng những gì đã học vào thực tế. Từ đó củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn.

3.7 Dạy người khác (Tỷ lệ tiếp thu 90%)

Tầng cuối cùng là dạy người khác và cũng là tầng quan trọng nhất.Tại tầng này, bạn buộc bạn phải tổ chức kiến thức và truyền đạt nó cho người khác. Việc giảng dạy cho người khác không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn giúp hiểu biết sâu hơn về nội dung.

Khi bạn dạy người khác, bạn phải diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng và logic để người nghe có thể hiểu. Việc này buộc bạn phải tổ chức lại kiến thức trong đầu mình, xây dựng các ví dụ và giải thích một cách chi tiết. Quá trình này giúp bạn thấu hiểu sâu hơn về cách các khái niệm kết nối với nhau và cách chúng có thể được hiểu thông qua góc nhìn của người khác.

>> Xem thêm: Cách đọc số tiền trong tiếng Anh chuẩn xác và dễ nhớ