Tất tần tật về phát âm và đánh vần trong tiếng Anh

Casalink 24 Th10, 2023
Tất tần tật về phát âm và đánh vần trong tiếng Anh - Casalink

Phonics là phương pháp học hiện đại được các nước phát triển đánh giá cao giúp trẻ xây dựng nền tảng phát âm và đánh vần bằng tiếng Anh. Để giúp trẻ học Phonics hiệu quả, bố mẹ cần biết có bao nhiêu âm trong tiếng Anh? Cách sử dụng chúng như thế nào?

Bài viết lần này sẽ tổng hợp và cung cấp thông tin chi tiết nhất để phụ huynh tham khảo!

1. Bảng phiên âm tiếng Anh

Khác với mặt chữ cái gồm 26 ký tự, bảng phiên âm tiếng Anh theo chuẩn quốc tế có 44 âm tiếng Anh cơ bản. Trong từ điển, phần phiên âm sẽ được đặt trong ô ngoặc bên cạnh từ vựng. Người đọc sẽ dựa trên phần này để phát âm đúng từ tiếng Anh cần tìm.

Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế (IPA) có 44 âm trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).

  • Vowel: Nguyên âm
  • Consonant: Phụ âm
  • Monophthongs: Nguyên âm đơn
  • Diphthongs: Nguyên âm đôi

Không giống với tiếng Việt, cách phát âm của tiếng Anh tương đối khác và có phần phức tạp hơn nhiều. Một ví dụ cho thấy việc học phát âm tiếng Anh là rất quan trọng:

  • Desert /di’zə:t/ (v): bỏ, bỏ trốn
  • Desert /’dezət/ (n): sa mạc

  • Dessert /dəˈzərt (n): món tráng miệng

Những từ này có cùng hoặc có cách viết tương tự nhau nhưng cách đọc lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, để giao tiếp tốt, việc phát âm và đánh vần thuần thục là kỹ năng vô cùng quan trọng.

>> Xem thêm: 7 website luyện nói tiếng Anh hiệu quả

2. Cách phát âm chuẩn quốc tế

Để giúp con rèn luyện kỹ năng phát âm như người bản địa, bố mẹ cần xây dựng lộ trình học cụ thể. Phụ huynh có thể tham khảo thêm bài viết: Phonics và những điều bố mẹ cần biết để con phát âm tiếng Anh chuẩn.

2.1 Phát âm nguyên âm

Nguyên âm là những âm khi phát ra luồng khí từ thành quản lên môi trường mà không bị cản trở. Khi dây thanh quản rung lên, ta có thể cảm nhận được những rung động này.

Trên mặt chữ, nguyên âm bao gồm 5 chữ cái a, e, i, o, u. Còn đọc theo phiên âm, có tới 20 nguyên âm như sau:

Nhóm Nguyên âm Cách đọc Ví dụ
Nguyên âm ngắn /i/ Phát âm giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng ngắn và bật nhanh hơn Ship /ʃɪp/ (n): tàu
/e/ Giống cách phát âm “e” trong tiếng việt nhưng ngắn hơn pen /pen/ (n): cái bút
/ʊ/ Giống cách phát âm “u” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn good /gʊd/ (adj): tốt
/ʌ/ Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao cut /kʌt/ (v): cắt
/ɒ/ Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp job /dʒɒb/ (n): công việc
/ə/ Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng Around /əˈraʊnd/ (adv): xung quanh
Nguyên âm dài /i:/ Môi mở rộng sang 2 bên, lưỡi nâng cao lên meal /mi:l/ (n): bữa ăn
/æ/ Miệng mở rộng, môi và lưỡi hạ thấp man /mæn/ (n): đàn ông
/u:/ Môi tròn, lưỡi nâng cao lên food /fuːd/ (n): đồ ăn
/a:/ Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp card /kɑːrd/ (n): thẻ
/ɔ:/ hay /ɔ:r/ Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm port /pɔːt/ (n): cảng
/ɜ:/ Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm bird /bɜːrd/ (n): con chim
Nguyên âm đôi /ir/ hay /iə/ Phát âm chuyển từ âm /ʊ/ rồi dần sang âm /ə/ career /kəˈrɪər/ (n): nghề nghiệp
/er/ or /eə/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ barely /ˈbeəli/ (adj): trống trải 
/ei/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ mate /meɪt/ (n): bạn học
/ɑi/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ like /laɪk/ (v): thích
/ʊə/ or /ʊr/ Đọc như uo Visual /ˈvɪʒʊəl/ (adj): trực quan
/ɑʊ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Mouse /maʊs/ (n): con chuột
/ɔi/ Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Voice /vɔɪs/ (n): giọng
/əʊ/ Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Boat /bəʊt/ (n): con tàu

>> Xem thêm: Phương pháp học Phonics và những điều bố mẹ nên biết

2.2 Phát âm phụ âm

Phụ âm là âm phát ra mà luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở. Đây gọi là âm phát ra từ thanh quản qua miệng. Phụ âm không được sử dụng riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ mới phát được thành tiếng trong lời nói.

Về mặt chữ, phụ âm gồm những chữ cái còn lại và có 24 âm tiết như dưới đây:

Nhóm Phụ âm Cách đọc Ví dụ
Phụ âm hữu thanh /b/ Đọc tương tự âm B trong tiếng Việt best /best/: tốt nhất
/g/ Phát âm như âm G của tiếng Việt. agreement /əˈɡriːmənt/: thỏa thuận
/v/ Đọc như âm V trong tiếng Việt Invite /ɪnˈvaɪt/: mời
/z/ Phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản Music /’mjuːzɪk/: âm nhạc
/d/ Phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, bật hơi mạnh hơn Middle /ˈmɪdl/: ở giữa
/dʒ/ Phát âm giống /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Jealous /ˈdʒeləs/: ghen tị
/ð/ Cách phát âm là đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung Together /təˈɡeðər/: cùng nhau
/ʒ/ Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản Television /ˈtelɪvɪʒn/: tivi
Phụ âm vô thanh /p/ Đọc gần giống âm P của tiếng Việt Peaceful /ˈpiːsfl/: bình yên
/f/ Đọc âm tương tự PH trong tiếng Việt Factory /ˈfæktri/: nhà máy
/s/ Cách phát âm như âm S của tiếng Việt Science /ˈsaɪəns/: khoa học
/ʃ/ Môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên Machine /məˈʃiːn/: máy móc
/k/ Phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh Chemistry /ˈkemɪstri/: hóa học
/t/ Đọc giống âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn Complete /kəmˈpliːt/: hoàn thành
/θ/ Khi đọc âm này, nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung Author /ˈɔːθər/: tác giả
/tʃ/ Cách đọc tương tự âm CH nhưng môi tròn hơn Chocolate /tʃɔːklət/: Socola
Phụ âm còn lại /m/ Đọc giống âm M trong tiếng Việt Remember /rɪˈmembər/: nhớ
/η/ Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm Morning /ˈmɔːrnɪŋ/: buổi sáng
/l/ Cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên People /ˈpiːpl/: con người
/j/ Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng Year /jɪər/: năm
/n/ Đọc như âm N nhưng khi đọc thì  môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi Behind /bɪˈhaɪnd/: phía sau
/h/ Đọc như âm H tiếng Việt Perhaps /pərˈhæps/: có lẽ
/r/ Đọc khác âm R tiếng Việt nhé. Khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng Library /ˈlaɪbreri/: thư viện
/w/ Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng Question /ˈkwestʃən: câu hỏi

>> Xem thêm: Cách đọc số tiền trong tiếng Anh chuẩn xác và dễ nhớ

3. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về âm và cách đọc trong tiếng Anh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo học Phonics là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình học tiếng Anh. Bởi, nó cung cấp một nền tảng cơ bản giúp trẻ có thể tự đọc, tự phát âm chính xác mà không phụ thuộc vào thầy cô giáo. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta được bắt đầu học đánh vần tiếng Việt ở lớp 1.